Giám sát ảnh hưởng của chấn động do hoạt động nổ mìn phá hủy cầu Heidingsfeld cũ tới cầu mới

Tổng quan:

Một câu cầu mới được xây dựng trên tuyến cao tốc BAB A3, gần làng Heidingsfeld, phía Tây Bắc khu vực Bavaria (Đức). Cây cầu bê tông cốt thép cũ dài 664.9m với 9 nhịp được phá hủy.

Trong quá trình phá hủy cây cầu cũ, đường xe lửa ở phía Bắc cây cầu mới đã được sử dụng. Khoảng cách giữa 2 cầu là 21m, trong khi khoảng cách tới chân cầu 70-Süd xấp xỉ 8m.

                         Hình 1: Vị trí cầu Heidingsfeld                               Hinh 2: 1) Cầu mới; 2) Chân cầu 70-Süd ; 3) Cầu cũ

Công ty Wölfel Group, đại diện của Bartec Syscom tại Đức, đã giám sát chấn động của nổ mìn phá hủy cầu cũ tới cầu mới. Các thiết bị MR3000CROCK được lắp đặt tại hiện trường để thực hiện công việc này.

Tóm tắt dự án:

Dự án: Nổ mìn phá hủy cầu cũ Heidingsfeld

Vị trí: Heidingsfeld, Đức

Mục tiêu: Giám sát chấn động tại cầu mới trong quá trình phá hủy cầu cũ

Ngày: 14/05/2019

Thiết bị sử dụng: 

  • 05 máy MR3000C với cảm biến vận tốc 3 trục tích hợp trong thân máy
  • 02 máy ROCK

Phân tích dữ liệu: phần mềm icloud SCS (Syscom Cloud Software)

Kết quả: So sánh với tiêu chuẩn DIN4150-3 của Đức 

Nổ mìn và Quan trắc:

Hai trụ trước của cầu cũ được nổ mìn đánh gãy đồng thời với 2 phần thuốc nổ. Do đó, phần còn kiến trúc thượng tầng dài 44m của cầu cũ rơi nghiêng trên dốc.

Các trục phía sau nghiêng về phía Tây bởi vụ nổ định hướng. Tất cả 10 vụ nổ gần như đồng thời. Độ cao của các vị trí đặt thuốc nổ khác nhau đảm bảo thời gian tác động chấn động lên mặt đất là khác nhau.

Vụ nổ được thực hiện vào thời điểm 11 giờ sáng ngày 14/05/2019. Trong quá trình nổ mìn, mọi hoạt động giao thông trên cây cầu mới bị dừng.

Trước khi giao thông được mở lại, chấn động nền móng cây cầu mới được xác định và so sánh với tiêu chuẩn DIN4150-3 của Đức. Trình tự nổ mìn hiển thị trong Hình 3.

Các thiết bị được sử dụng trong giám sát gồm 05 máy MR3000C với cảm biến vận tốc 3 trục tích hợp trong thân máy và sử dụng gói pin ngoài, 02 máy ROCK.

Vận tốc chấn động được đo tại móng của trụ 70-North cầu mới, trụ 70-Süd cầu mới và trên tường của 05 nhà dân cư lân cận. 

Hình 3: Quá trình phá hủy cầu

Hình 4: Các vị trí lắp đặt thiết bị tại trụ cầu mới: a) ROCK; b) MR3000C với gói pin ngoài

Hình 5: Kết quả chấn động đo bởi MR3000C tại chân 1 trụ cầu

Phân tích dữ liệu với phần mềm Icloud SCS (Syscm Cloud Software)

Các dữ liệu chính xác là lúc 11:00 sáng lúc cây cầu cũ bị phá hủy. Dữ liệu ngay lập tức được truyền tới phần mềm Icloud SCS qua model 4G/3G tích hợp trong máy.

Như trong Hình 5 là dữ liệu ghi lại bởi thiết bị MR3000C đặt tại chân 1 trụ cầu mới. Toàn bộ quá trình phá hủy kéo dài khoảng 10 giây.

Các giá trị vận tốc lớn nhất & tần số chính được tính toán theo từng trục và so sánh với DIN4150-3, nhằm xác định kết quả đo có đáp ứng tiêu chuẩn hay không (Hình 6). Điều này cho phép giải tỏa giao thông trên cây cầu mới.

Hình 6: So sánh sự kiện được ghi với tiêu chuẩn DIN 4150-3

Kết luận:

Các thiết bị MR3000C và ROCK được lắp đặt để giám sát chấn động của phá hủy cây cầu cũ Heidingsfeld tại Đức. 

Bằng các model 4G/3G tích hợp trong máy, dữ liệu được truyền gần như ngay lập tức lên phần mềm Icloud SCS và so sánh với tiêu chuẩn DIN 4150-3 của Đức. Quá trình này cho phép nhanh chóng đánh giá ảnh hưởng của chấn động do nổ mìn phá hủy cầu cũ tới cầu mới giúp nhanh chóng giải tỏa giao thông trên cầu mới bị phong tỏa trong quá trình nổ mìn.

Dự án được thực hiện bởi Wöelf  Group, đại diện của hãng Bartec Syscom tại Đức. 

Chân thành cảm ơn Bartec Syscom đã cho phép S.L.S Technology đăng thông tin của dự án lên Website!

Link thiết bị MR3000C: https://slstech.com.vn/san-pham/mr3000c-thiet-bi-do-chan-dong-cho-ky-thuat-dan-dung/